Tào Tháo dùng người lấy quyền thuật mà chế ngự (trọng cái cốt yếu) – Lưu Bị kết giao lấy tính tình làm trọng (cốt ở cái chân thành) – Tôn Quyền dùng người lấy ý khí làm đầu (trọng ở chí khí). Còn Gia Cát Lượng dùng người đã vận dụng sở trường của cả ba nhà.”
(trích từ Sử Trát Ký - Triệu Dực).
(trích từ Sử Trát Ký - Triệu Dực).
- Bất kể thời nào, việc dùng người luôn luôn mang tầm quan trọng rất cao. Trong thời bình cũng như trong thời loạn lạc như Tam Quốc, việc dùng người chính xác mang lại hiệu quả to lớn. Nhà cai trị thời xưa hay các CEO thời nay được công nhận là giỏi không chỉ ở khả năng ứng biến tốt, quyết đoán, lập kế hoạch giỏi mà còn chính là ở khả năng nhìn người, dùng người phải "đúng người, đúng việc". Khả năng nhìn người là khả năng thấy được tính cách của một nhân vật thông qua cách ứng xử, giao tiếp, cách xử lý công việc và quan trọng nhất là tính tình và lòng trung thành. Thử hỏi nhìn người sai rất dễ để người bị làm phản, gây bất lợi cho mình.
- Bởi vậy những anh quá thông minh, có hoài bão, tham vọng trong người thì thường giấu kín đi. Lưu Bị một đời anh hùng cũng là vì biết tỏ rõ hoài bão của mình đối với những người cần thiết cho sự nghiệp của mình như Quan Vũ và Trương Phi nhưng lại giấu kín nó trước Tào A Man. Hay như anh Tư Mã Ý cũng giấu mình quá tuyệt trước Tào A Man và Tào Phi, chỉ lộ rõ khuôn mặt thật khi cần thiết. Người đời có câu "Chân nhân bất lộ tướng" một khi lộ ra thì "vang rền khắp nơi". Lưu Bị cả đời trôi nổi, chả ai biết đến mình ngoài chức danh hão "Lưu Hoàng Thúc" và chức danh phong cho có như thủ lĩnh các châu Từ Châu mục, Dự Châu mục … nhưng khi chiếm Kinh Châu, đoạt Lưỡng Xuyên thì vang rền thiên hạ vậy.
- Còn cách dùng người "đúng người, đúng việc" rất quan trọng và nếu làm sai sẽ gây ra hậu quả khôn lường, có thể dẫn đến mất nước. Trường hợp Cụ Khổng Minh dùng sai anh Mã Tốc không những là bài học về cách dùng người cho muôn đời sau của Trung Quốc mà còn đi vào sách giáo khoa phương Tây.
- Bởi vậy những anh quá thông minh, có hoài bão, tham vọng trong người thì thường giấu kín đi. Lưu Bị một đời anh hùng cũng là vì biết tỏ rõ hoài bão của mình đối với những người cần thiết cho sự nghiệp của mình như Quan Vũ và Trương Phi nhưng lại giấu kín nó trước Tào A Man. Hay như anh Tư Mã Ý cũng giấu mình quá tuyệt trước Tào A Man và Tào Phi, chỉ lộ rõ khuôn mặt thật khi cần thiết. Người đời có câu "Chân nhân bất lộ tướng" một khi lộ ra thì "vang rền khắp nơi". Lưu Bị cả đời trôi nổi, chả ai biết đến mình ngoài chức danh hão "Lưu Hoàng Thúc" và chức danh phong cho có như thủ lĩnh các châu Từ Châu mục, Dự Châu mục … nhưng khi chiếm Kinh Châu, đoạt Lưỡng Xuyên thì vang rền thiên hạ vậy.
- Còn cách dùng người "đúng người, đúng việc" rất quan trọng và nếu làm sai sẽ gây ra hậu quả khôn lường, có thể dẫn đến mất nước. Trường hợp Cụ Khổng Minh dùng sai anh Mã Tốc không những là bài học về cách dùng người cho muôn đời sau của Trung Quốc mà còn đi vào sách giáo khoa phương Tây.
Đầu tiên nói về anh Tháo, anh Tháo tuy là dòng dõi sĩ tộc triều đình nhưng lại có đầu óc tiến bộ. Cách dùng người của anh Tháo này là chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt. Cách dùng người của anh Tháo rõ ràng là đả phá mạnh mẽ cách dùng người Đức Trị và Lễ Trị của triều đình nhà Hán. Cuộc đối đầu của anh Tháo với Đổng Trác và Viên Thiệu là đại biểu cho hai thế lực dân thường và giới sĩ tộc lúc đó. (Đổng Trác từng là thứ sử Tây Lương, còn Viên Thiệu 3 đời nhà làm đến Tam Công). Chiến thắng của anh Tháo với anh Thiệu là chiến thắng của tư tưởng dùng người có tài với tư tưởng chỉ dùng thân thích và người sĩ tộc. (Tuy nhiên, anh Tháo chả phải là dùng người tài tuyệt đối mà cũng thiên vị thân thích như trường hợp các bạn Hạ Hầu Đôn, Uyên, Tào Nhân, Hồng - cũng may các bạn này bạn nào bạn nấy dũng mãnh khôn lường cộng thêm việc thời loạn, lòng trung khó đoán nên dùng người thân thích cho chắc ăn thì cũng du di cho qua). Cái hay của anh Tháo đối với anh Thiệu là anh Tháo cũng dùng người thân thích nhưng đã dùng thì tin tưởng. Nó phù hợp với câu "Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng". Ai nói Tào Tháo đa nghi thì đa nghi cái khác chớ anh ấy dùng người, mua chuộc lòng người và tin tưởng khi dùng vốn tuyệt đối. Nhờ đó mà anh Tháo không những bình định Trung Nguyên mà còn thu hút hàng loạt danh tướng cũng như mưu sĩ hàng đầu Trung Nguyên về dưới trướng như Từ Hoảng, Trương Liêu, Vu Cấm, Hứa Chử, Trình Dục, Quách Gia, Tuân Du, Tuân Úc, Lưu Hoa, Giả Hủ...
- Tại sao Đổng Trác cũng thao túng Vua "mượn lệnh Thiên tử, hiệu lệnh chư hầu" ai ai cũng ghét và bị 14 lộ quân Quan Đông tiến đánh trong khi Tào Tháo cũng làm y chang vậy mà lực lượng tồn tại mạnh mẽ cho đến khi lập ra nước Đại Ngụy và chỉ mất khi họ Tư Mã soán ngôi? Nguyên nhân chính cũng là vì Tào Tháo sau khi bình định Trung Nguyên đã ra sức xây dựng chính quyền vững mạnh, xóa bỏ (hay ít nhất làm phai mờ) phần nào khoảng cách giữa giới sĩ tộc cao môn và kẻ sĩ nghèo hèn, làm cho họ chung lưng góp sức làm tiền đề cho nước Ngụy giàu mạnh sau này. Những kẻ nổi loạn như Đổng Thừa, Phục Hoàng Hậu thất bại một phần là do thanh thế như mặt trời chính ngọ của anh Tháo. Một mặt họ không có được sự hưởng ứng từ các thế lực sĩ tộc trong triều. Không hưởng ứng vì sĩ tộc thấy đám chóp bu đại diện cho nhà Hán mâu thuẫn nhau, tạo ra đầy rẫy bất công.
- Tại sao Đổng Trác cũng thao túng Vua "mượn lệnh Thiên tử, hiệu lệnh chư hầu" ai ai cũng ghét và bị 14 lộ quân Quan Đông tiến đánh trong khi Tào Tháo cũng làm y chang vậy mà lực lượng tồn tại mạnh mẽ cho đến khi lập ra nước Đại Ngụy và chỉ mất khi họ Tư Mã soán ngôi? Nguyên nhân chính cũng là vì Tào Tháo sau khi bình định Trung Nguyên đã ra sức xây dựng chính quyền vững mạnh, xóa bỏ (hay ít nhất làm phai mờ) phần nào khoảng cách giữa giới sĩ tộc cao môn và kẻ sĩ nghèo hèn, làm cho họ chung lưng góp sức làm tiền đề cho nước Ngụy giàu mạnh sau này. Những kẻ nổi loạn như Đổng Thừa, Phục Hoàng Hậu thất bại một phần là do thanh thế như mặt trời chính ngọ của anh Tháo. Một mặt họ không có được sự hưởng ứng từ các thế lực sĩ tộc trong triều. Không hưởng ứng vì sĩ tộc thấy đám chóp bu đại diện cho nhà Hán mâu thuẫn nhau, tạo ra đầy rẫy bất công.
Giờ đến anh Quyền. Anh Tôn Quyền so với cha là Tôn Kiên và anh là Tôn Sách có vẻ như hơi bị lu mờ. Tôn Văn Đài (Kiên), Tôn Bá Phù (Sách) dũng mãnh hơn người, chiếm thành lập đất thì giỏi nhưng lại không có phong phạm đế vương quyết đoán chiến lược trường kỳ như Tôn Trọng Mưu (Quyền). Tưởng tượng nếu nước Ngô còn Kiên hay Sách thì cục diện Tam Quốc nhiều khi không xảy ra và nước Ngô cũng chả hùng mạnh được như nước Ngô của Quyền.
- Cả đời Tôn Quyền ít thấy sai lầm chuyện gì ngoại trừ chiến trận Tiêu Diêu (do Trương Liêu tài giỏi hơn) và lập Lã Mông làm đô đốc để Lã Mông giết Quan Khệnh xóa bỏ thế hòa hoãn với Tây Thục mà Lỗ Túc ra sức tạo dựng. Thử điểm lại tài dùng người của Tôn Quyền: trận Xích Bích, Quyền bỏ Trình Phổ lập Chu Du làm Đại đô đốc thật đúng là "lấy chí khí làm đầu" vậy. Trình Phổ là tướng của Kiên, một trong khai quốc công thần, quân công đầy rẫy nên có lẽ không kém phần kiêu ngạo (Các tướng thời xưa có nhiều chiến công thì kiêu. Điển hình nhất vẫn là ông Quan Vũ, riêng anh chàng hôi sữa Mã Tốc thì không có quân công cũng bày đặt kiêu ngạo, chết là đáng). Trong khi đó, Công Cẩn đang độ tráng niên, phong phạm lên cao, ý chí mạnh mẽ, quyết hy sinh chứ không chịu hàng Tào. Thật đúng với ý Quyền vậy ("lấy chí khí làm đầu"). Nhờ thế mới có trận Xích Bích hào hùng lịch sử.
- Quyền dùng Lỗ Túc đạt hòa hiếu với Lưu Bị, gây dựng nước nhà giàu mạnh. Quyền dùng Lã Mông tuy là mất thế đồng minh nhưng lại thu được 4 quận Kinh Châu dân đông nước giàu thì cũng coi là thua me thắng bài cào. Quyền dùng Lục Tốn tuổi trẻ tài cao, lại không kiêu ngạo như anh Mã Tắc, đốt trại Lưu Bị làm anh Bị tủi hờn mà thân vong ở Bạch Đế Thành. Đó đều là những ví dụ cho cách dùng người xuất sắc của Tôn Quyền, chứng tỏ Quyền là một chúa công anh minh, võ đoán. Hơn nữa, Quyền cũng rất tình cảm không thua gì Lưu Bị khi ra sức hỏi thăm Lã Mông và Chu Du mỗi khi mấy anh này bị bệnh nặng.
- Cả đời Tôn Quyền ít thấy sai lầm chuyện gì ngoại trừ chiến trận Tiêu Diêu (do Trương Liêu tài giỏi hơn) và lập Lã Mông làm đô đốc để Lã Mông giết Quan Khệnh xóa bỏ thế hòa hoãn với Tây Thục mà Lỗ Túc ra sức tạo dựng. Thử điểm lại tài dùng người của Tôn Quyền: trận Xích Bích, Quyền bỏ Trình Phổ lập Chu Du làm Đại đô đốc thật đúng là "lấy chí khí làm đầu" vậy. Trình Phổ là tướng của Kiên, một trong khai quốc công thần, quân công đầy rẫy nên có lẽ không kém phần kiêu ngạo (Các tướng thời xưa có nhiều chiến công thì kiêu. Điển hình nhất vẫn là ông Quan Vũ, riêng anh chàng hôi sữa Mã Tốc thì không có quân công cũng bày đặt kiêu ngạo, chết là đáng). Trong khi đó, Công Cẩn đang độ tráng niên, phong phạm lên cao, ý chí mạnh mẽ, quyết hy sinh chứ không chịu hàng Tào. Thật đúng với ý Quyền vậy ("lấy chí khí làm đầu"). Nhờ thế mới có trận Xích Bích hào hùng lịch sử.
- Quyền dùng Lỗ Túc đạt hòa hiếu với Lưu Bị, gây dựng nước nhà giàu mạnh. Quyền dùng Lã Mông tuy là mất thế đồng minh nhưng lại thu được 4 quận Kinh Châu dân đông nước giàu thì cũng coi là thua me thắng bài cào. Quyền dùng Lục Tốn tuổi trẻ tài cao, lại không kiêu ngạo như anh Mã Tắc, đốt trại Lưu Bị làm anh Bị tủi hờn mà thân vong ở Bạch Đế Thành. Đó đều là những ví dụ cho cách dùng người xuất sắc của Tôn Quyền, chứng tỏ Quyền là một chúa công anh minh, võ đoán. Hơn nữa, Quyền cũng rất tình cảm không thua gì Lưu Bị khi ra sức hỏi thăm Lã Mông và Chu Du mỗi khi mấy anh này bị bệnh nặng.
Và cuối cùng là anh Bị. Chính câu nói của anh Khổng khuyên anh Bị lúc rời lều cỏ đã nói rõ đến cách dùng người của anh Lưu Bị : "Tướng quân muốn dựng nên nghiệp Đế thì phía Bắc phải nhường cho Tào Tháo chiếm lấy thiên thời, phía Đông nhường Tôn Quyền chiếm địa lợi còn Tướng quân chiếm lấy nhân hòa". "Nhân hòa" ở đây là anh Lưu Bị lấy tính tình hòa thuận làm đầu trong cách dùng người, cộng thêm xuất thân nghèo hèn nên anh Lưu Bị cũng dùng người không câu nệ xuất thân nhân (tuy vậy anh Bị là dòng dõi nhà Hán nên cũng không phải là không ảnh hưởng cách dùng người sĩ tộc). Nhờ xuất thân "Hoàng thúc" dựa hơi cộng thêm lối biệt đãi nhân tài, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa nên được lòng giới sĩ phu, nhất là giới sĩ phu vẫn còn lòng “trung quân ái quốc” nhà Hán theo về phụng sự. Chính vì khả năng mị dân cao nên những ai đã theo phục tùng anh Bị đều có lòng trung thành. Vì vậy mới có chuyện cha con Trần Khuê, Trần Đăng thà phản Tào mà chịu theo anh Bị long đong, chuyện anh Tử Long liều chết cứu ấu chúa ở Trường Bản Tương Dương và chuyện anh Hoàng Quyền, anh tiên phong “dự bị” Liêu Hóa giả đầu hàng Ngô có cơ hội là trốn về đất Thục ngay. Hay như chuyện anh Quan Vũ “thân ở Tào mà lòng ở Hán” thì khỏi bàn tới.
- Và dù cho long đong lận đận cả đời thua nhiều thắng ít nhưng anh Lưu Bị ít khi dùng sai người: dùng Triệu Vân làm tổ trưởng tổ cận vệ, dùng Văn Trường làm thái thú Hán Trung thay vì anh Trương Đồ Tể (vì biết em không ai bằng anh, Lưu Bị biết Trương Phi nóng nảy ít mưu nên không thể cho trấn một thành quan trọng như Hán Trung được), dùng Pháp Chính (lúc đó là hàng binh), Bàng Thống thu Lưỡng Xuyên. Con mắt tinh đời nhìn người của Lưu Bị cũng không thua kém anh Tào A Man là mấy. Anh Tào A Man nhìn được anh Bị từ thuở hàn vi thì anh Bị cũng nhìn được cái chất khoác lác của anh Mã Tốc.
- Và dù cho long đong lận đận cả đời thua nhiều thắng ít nhưng anh Lưu Bị ít khi dùng sai người: dùng Triệu Vân làm tổ trưởng tổ cận vệ, dùng Văn Trường làm thái thú Hán Trung thay vì anh Trương Đồ Tể (vì biết em không ai bằng anh, Lưu Bị biết Trương Phi nóng nảy ít mưu nên không thể cho trấn một thành quan trọng như Hán Trung được), dùng Pháp Chính (lúc đó là hàng binh), Bàng Thống thu Lưỡng Xuyên. Con mắt tinh đời nhìn người của Lưu Bị cũng không thua kém anh Tào A Man là mấy. Anh Tào A Man nhìn được anh Bị từ thuở hàn vi thì anh Bị cũng nhìn được cái chất khoác lác của anh Mã Tốc.
Nói gì thì nói chứ AD vẫn thích nhất là Anh Tháo.
Nguồn : sưu tầm
Đăng nhận xét