---------------------------->>>>"Đầy tình yêu-Đầy trách nhiệm-Và sự hi sinh"

---------------------------->>>>"Đầy tình yêu-Đầy trách nhiệm-Và sự hi sinh"
---------------------------->>>>"Chia sẽ yêu thương-Kết nối cộng đồng"
Sống là cho đi-Yêu thương là còn mãi

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng

1. Căn cứ
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD Hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Luật lao động số 10/2012/QH13
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
- Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều lủa Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buôc.
- Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH Ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
- Thông tư 16/2016/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thông tư 10/2013/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung về QLCL công trình xây dựng
- Thông tư 08/2016/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách
- Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
2. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
STT Nội dung
I Hồ sơ pháp lý
1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiệm cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi)
3. Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở
4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (CĐT cấp)
- Danh mục các công trình phải có đánh giá tác động của môi trường quy định tại Phụ lục II Ngị định 29/2011/NĐ-CP
5. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư.
6. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
7. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
8. Giấy phép xây dựng (CĐT cấp)
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, CĐT phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
- Các trường hợp quy định tại Khoản 2 - Điều 89 - Luật Xây dựng thì không cần.
9. Hồ sơ thầu, hợp đồng xây dựng
- Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu
- Hồ sơ đấu thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu
- Văn bản trúng thầu hoặc chỉ định thầu
- Biên bản đàm phán hợp đồng, hợp đồng, văn bản sửa đổi bổ xung hợp đồng, các phụ lục hợp đồng
- Các văn bản khác liên quan (nếu có)



I.1. Hồ sơ khảo sát, thiết kế
- Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
- Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
- Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
- Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).
- Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
- Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
I.2 Hồ sơ thi công
1. Thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ sửa đổi và giấy tờ đi kèm (nếu có) và các chỉ dẫn kỹ thuật (CĐT cấp)
- Thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ sửa đổi và giấy tờ đi kèm (nếu có) và các chỉ dẫn kỹ thuật của hạng mục công trình, công trình khởi công
- Các bản vẽ này phải được phê duyệt và được CĐT kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ.
2. Hồ sơ pháp lý của Nhà thầu
- Hồ sơ năng lực của Nhà thầu phải đáp ứng được yêu cầu mời thầu và đã nộp lên Bên giao thầu trong hồ sơ dự thầu. Nếu các bên liên quan yêu cầu thì nhân bản từ hồ sơ dự thầu hoặc làm giống hồ sơ dự thầu.
- Hồ sơ năng lực phải có Chứng chỉ năng lực của nhà thầu phù hợp với công trình thi công
3. Biên bản bàn giao mặt bằng
- Trước khi khởi công thì phải có biên bản bàn giao mặt bằng.
- Bàn giao có thể là toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ thi công.
4. Biện pháp thi công
- BPTC phải được CĐT, TVGS phê duyệt trước khi thi công
- Trong BPTC phải quy định cụ thể các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình
5. Tiến độ thi công
- Tiến độ thi công phải được CĐT, TVGS phê duyệt trước khi thi công.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý , năm.
6. Bảo hiểm cho công trình xây dựng trong quá trình thi công
- Chủ đầu tư và nhà thầu (nếu phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng với các công trình sau:
+ Công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng theo quy định tại: Phụ lục II - Nghị định 46/2015/NĐ-CP và văn bản sửa đổi bổ xung nếu có.
+ Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động của môi trường theo quy định tại: Phụ lục II và III - Nghị định 18/2015/NĐ-CP và văn bản sửa đổi bổ xung nếu có.
+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
- Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên)
- Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường (quy định tại điều 4 - nghị định 119/2015/NĐ-CP).
7. Lập hệ thống quản lý chất lượng và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng
- Hệ thống QLCL và hồ sơ QLCL thường đã được Bên giao thầu yêu cầu Bên nhận thầu làm trong hồ sơ dự thầu. Nếu các CĐT hoặc TVGS yêu cầu thì nhân bản hoặc làm thêm giống như trong hồ sơ dự thầu.
8. Quyết định thành lập các ban ngành của Nhà thầu
- Quyết định thành lập BCH công trường
- Quyết định thành lập Ban an toàn lao động, vệ sinh môi trường (Điều 38 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
- Quyết định thành lập bộ phận Y tế (Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
- Quyết định thành lập Ban phòng chống cháy nổ (Luật phòng cháy chữa cháy)
- Quyết định thành lập Ban nghiệm thu nội bộ
Trong các quyết định ghi rõ chức danh, trình độ chuyên môn, nhiệm vụ của từng người
9. Chứng chỉ, bằng cấp của cán bộ công nhân trên công trường
- Chỉ huy trưởng:
+ Hợp đồng lao động (Luật Lao động)
+ Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng (Điều 148 - Luật xây dựng, TT 17/2016/TT-BXD)
+ Bảng kê khai quá trình công tác (Nếu CĐT, TVGS yêu cầu thì làm vì Chứng chỉ hành nghề đã là giấy tờ chứng minh cho điều này vì theo TT 17/2016/TT-BXD thì để được cấp chứng chỉ hành nghề cần chứng minh quá trình công tác nên công việc này đã được cơ quan nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề xác nhận thông qua chứng chỉ hành nghề)
+ Bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Luật an toàn, vệ sinh lao động)
+ Chứng chỉ an toàn lao động (Luật vệ sinh an toàn lao động)
+ Giấy khám sức khỏe và giấy khám sức khỏe định kì (Luật vệ sinh an toàn lao động)
- Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ trắc địa:
+ Hợp đồng lao động (Luật Lao động)
+ Văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp (trong các quyết định giao nhiệm vụ của công ty) (Điều 148 - Luật xây dựng, TT 17/2016/TT-BXD)
+ Bảng kê khai quá trình công tác
+ Bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Luật an toàn, vệ sinh lao động)
+ Chứng chỉ an toàn lao động (Luật vệ sinh an toàn lao động)
+ Giấy khám sức khỏe và giấy khám sức khỏe định kì (Luật vệ sinh an toàn lao động)
- Cán bộ ATLĐ
* Tổng số lao động trực tiếp <50: CBKT có thể kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
* Tổng số lao động trực tiếp 50≤ và <1000: Phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
* Tổng số lao động trực tiếp ≥1000: Phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
+ Hợp đồng lao động (Luật Lao động)
+ Bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Luật an toàn, vệ sinh lao động)
+ Chứng chỉ an toàn lao động (Luật vệ sinh an toàn lao động)
+ Giấy khám sức khỏe và giấy khám sức khỏe định kì (Luật vệ sinh an toàn lao động)
- Thợ lái máy, thợ hàn, thợ điện, …
+ Hợp đồng lao động (Luật Lao động)
+ Văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp (trong các quyết định giao nhiệm vụ của công ty) (Điều 148 - Luật xây dựng, TT 17/2016/TT-BXD)
+ Bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Luật an toàn, vệ sinh lao động)
+ Giấy khám sức khỏe và giấy khám sức khỏe định kì (Luật vệ sinh an toàn lao động)
- Phòng cháy chữa cháy:
+ Yêu cầu của các chủ thể về năng lực trong hoạt động phòng cháy chữa cháy quy định tại Chương VI nghị định 79/2014/NĐ-CP
10. Hồ sơ máy móc, thiết bị đưa về công trường (Luật an toàn vệ sinh lao động)
- Quyết định điều máy móc, thiết bị về công trường, quyết định thợ lái máy điều khiển máy tương ứng (thợ lái máy cần những hồ sơ như đã nêu ở trên)
- Lập danh sách (danh mục) máy móc thiết bị đưa về công trường. Những máy này cần:
+ Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
+ Còn hạn sử dụng
+ Catalogue của máy móc, thiết bị
+ Bảo hiểm máy móc thiết bị
- Từ danh sách (danh mục) máy trên kiểm tra xem những máy nào thuộc danh mục máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (Danh mục này ở TT 05/2014/TT-BLĐTBXH) thì những máy này cần thêm:
+ Kiểm định của máy trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ (mục 4 - Luật an toàn, vệ sinh lao động)
- Với những máy móc, thiết bị mà Cơ quan địa phương nơi lắp đặt yêu cầu phải có văn bản chấp thuận của các cơ quan chức năng (như vận thăng, cẩu tháp, …) thì cần văn bản chấp thuận này nữa.
- Với những loại máy móc, thiết bị mà yêu cầu làm BPTC, lắp dựng, neo giữ, vận hành như: Cẩu tháp, vận thăng, cần phân phối thì cần những biện pháp này được CĐT, TVGS duyệt
- BBNTNB, YCNT, BBNT máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng
- Những máy trong quá trình hoạt động mà phải sửa chữa lớn thì sau khi sửa chữa lớn nếu CĐT, TVGS yêu cầu thì phải được nghiệm thu theo TCVN 4517:1988 (mục 4 - TCVN 4087:2012)
- Khi sử dụng máy phải lập nhật trình (nhật ký máy)
- Lưu ý: Những giấy tờ sau có thể CĐT, TVGS sẽ yêu cầu khi làm kiểm định nên khi làm kiểm định phải theo TT 06/2014/TT-BLĐTBXH:
+ Hợp đồng với Tổ chức kiểm định
+ Kiểm định định kỳ: Căn cứ vào hiệu lực ghi trên giấy kiểm định thì phải kiểm định định kỳ
+ Lý lịch, biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định: Để khi đi bán hoặc cho thuê thì giao lại giấy tờ này cho bên mua hoặc bên thuê.
+ Giấy xác nhận khai báo sử dụng thiết bị: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu ta phải kiểm định (hoặc máy móc thiết bị đã có kiểm định nhưng đưa đối tượng kiểm định từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương đến nơi khác sử dụng) -> Gửi bản phô tô giấy chứng nhận kết quả kiểm định cùng với khai báo sử dụng thiết bị đến Sở LĐTBXH nơi lắp đặt thiết bị -> Sở LĐTBXH cấp giấy xác nhận khai báo sử dụng thiết bị.
11. Hồ sơ Nhà thầu phụ: cung cấp vật tư, chuyên chở đất, trạc, …
- Công văn đề nghị CĐT chấp thuận các Nhà thầu phụ (Chỉ cần với những Nhà thầu phụ chưa có trong hợp đồng)
- Hồ sơ Nhà thầu phụ: Đăng kí kinh doanh; hồ sơ năng lực; chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình, giấy tờ như một nhà thầu chính với chủ đầu tư
- Hơp đồng giữa nhà thầu chính và Nhà thầu phụ
- Công văn chấp thuận Nhà thầu phụ của Chủ đầu tư
- Những nhà thầu phụ cơ bản gồm: Đơn vị cung cấp bê tông thương phẩm; Đơn vị cung cấp cát, đất, đá, sỏi, gỗ; Đơn vị cung cấp thép, Bentonite; Phòng thí nghiệm; Đơn vị vận chuyển đất, … gồm những giấy tờ sau:
* Đơn vị cung cấp bê tông:
+ Hồ sơ năng lực, giấy phép kinh doanh
+ Kiểm định trạm trộn
+ Văn bằng chứng chỉ của cán bộ trạm trộn
+ Biên bản kiểm tra trạm trộn
+ Biên bản lấy mẫu cát, đá, nước, phụ gia tại trạm trộn (vật liệu thiết kế cấp phối) để thí nghiệm, Biên bản gửi mẫu thí nghiệm (áp dụng cho loại vật liệu không thí nghiệm ngay được), kết quả thí nghiệm (hoặc kết quả thí nghiệm sẵn có mà trạm trộn cung cấp nếu TVGS, CĐT đồng ý).
+ Lập BBNT vật liệu để thiết kế cấp phối sử dụng cho công trình với các loại vật liệu trên
+ Thiết kế cấp phối và đúc mẫu thử để kiểm tra cường độ bê tông.
+ Thí nghiệm nén mẫu ở tuổi 3 ngày (nếu cần), 7 ngày (Thông thường k cần 28 ngày vì lấy 7 ngày làm cơ sở chấp nhận thiết kế cấp phối.
+ Lập BBNT cấp phối và chấp nhận cấp phối để sử dụng cho công trình
+ Khi thiết kế cấp phối thì chú ý thiết kế cấp phối sao cho các loại vật liệu trên phải là vật liệu dùng trong dự toán và hao phí vật liệu phải lớn hơn hoặc bằng hao phí trong định mức để khi kiểm toán vào họ không cắt được tiền ở phần này
* Đơn vị vận chuyển đất:
+ Hồ sơ năng lực; giấy phép kinh doanh; quyết định thành laaph BCH; chứng chỉ của cán bộ, lái máy; hồ sơ máy móc thiết bị; … như khi Nhà thầu chính làm với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát đã nêu ở trên
+ Giấy tờ bãi đổ:
* Quyết định cho đổ đất (hoặc chất thải khác) của cơ quan chức năng với bãi đổ.
* Quyết định cho Đơn vị vận chuyển đất được đổ đất tại bãi đổ trên của cơ quan quản lý bãi đổ (hoặc Quyết định cho Đơn vị mà Đơn vị vận chuyển đất kí hợp đồng đổ đất được đổ đất tại bãi đổ trên của cơ quan quản lý bãi đổ)
* Hợp đồng đổ đất của đơn vị vận chuyển đất với đơn vị quản lý bãi đổ (hoặc hợp đồng đổ đất của đơn vị mà Đơn vị vận chuyển đất kí hợp đồng đổ đất với cơ quan quản lý bãi đổ)
* Hợp đồng của Đơn vị vận chuyển đất với Nhà thầu phụ kí hợp đồng với bãi đổ (trong trường hợp Nhà thầu phụ không kí hợp đồng trực tiếp với cơ quan quản lý bãi đổ)
* Biên bản kiểm tra bãi đổ và xác định cự li vận chuyển (nên có bản đồ thể hiện đường đi của xe đổ đất); cự li vận chuyển này phải lớn hơn cự li vận chuyển trong hợp đồng để khi kiểm toán vào không bị cắt mục này.
* Đơn vị thí nghiệm:
+ Hồ sơ năng lực, giấy phép kinh doanh của phòng thí nghiệm có kèm theo danh mục các phép thử kèm theo
+ Kiểm định của các máy móc, thiết bị thí nghiệm
+ Văn bằng chứng chỉ của cán bộ thí nghiệm phù hợp với các phép thử
+ Biên bản kiểm tra phòng thí nghiệm
* Đơn vị cung cấp Cát, đá, sỏi, gỗ.
+ Hồ sơ năng lực, giấy phép kinh doanh
+ Giấy phép khai thác khoáng sản phù hợp với loại vật liệu cung cấp: Cát, đá, sỏi, đất, gỗ, …
* Đơn vị cung cấp vật liệu khác như: sắt, thép, … Như trên đã trình bày.
12. Hồ sơ an toàn lao động (Luật an toàn, vệ sinh lao động; Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
- Ngoài những hồ sơ của Cán bộ phụ trách an toàn và BCH công trường nêu ở trên thì cần những giấy tờ sau:
- Với tổ, đội thi công
+ Hợp đồng lao động: Tổ đội ủy quyền cho 1 người đúng ra kí hợp đồng lao động bằng văn bản ủy quyền; khi kí hợp đồng thì hợp đồng này kèm theo danh sách ghi rõ: Họ tên, tuổi, giới tính, địa trỉ thường chú, nghề nghiệp, chữ kí từng người (Luật lao động).
+ Giấy khám sức khỏe cho công nhân: Tổ chức khám sức khỏe và khám sức khỏe định kì cho các tổ đội.
+ Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lao động theo hợp đồng lao động)
- Biên bản đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động sau đó lập thành biên bản (hoặc sổ huấn luyện an toàn lao động) để người lao động (cả BCH công trường) kí vào (Điều 6 - Luật an toàn, vệ sinh lao động).
+ Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động => lập thành biên bản => Được tổ chức huấn luyện cấp chứng chỉ
+ Người quản lý phụ trách công tác an toàn của Nhà thầu tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động => Lập thành biên bản huấn luyện an toàn có chữ kí của người lao động.
+Với những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (danh mục những công việc này ở TT 13/2016/TT-BLĐTBXH) thì phải được người quản lý phụ trách an toàn của Nhà thầu tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn mới được làm
- Sổ cấp phát bảo hộ lao động: Cấp, phát bảo hộ lao động cho BCH công trường, người lao động, yêu cầu mọi người kí vào
- Xây dựng, ban hành kế hoạch sử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc
- Bộ phận Y tế xây dựng phương án sơ cứu, kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, … (quy định tại điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động)
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP phải đảm bảo các điều kiện tại điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP
13. Biểu mẫu
- Lập các biểu mẫu văn bản sau đó trình CĐT, TVGS kiểm tra, duyệt
- Mẫu văn bản được CĐT, TVGS duyệt đóng thành quyển.
- Nhà thầu, TVGS, CĐT kí tá vào quyển biểu mẫu trên để dùng trong các công tác văn bản cả công trình.
II. Hồ sơ quản lý chất lượng
1. Hồ sơ vật liệu đầu vào: Tôi sẽ trình bày một mục riêng về phần này
2. Hồ sơ nghiệm thu: Tôi sẽ trình bày một mục riêng về phần này
III. Nhật kí thi công (TT 10/2013/TT-BXD)
Theo thông tư 10/2013/TT-BXD (chưa có thông tư thay thế - Mới chỉ có bản dự thảo của thông tư thay thế (Chưa được xác nhận, Chưa có giá trị, Chỉ là bản sưu tầm)
- Nhật kí do Nhà thầu thi công xây dựng lập
- Nhật kí phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của Nhà thầu và có xác nhận của Chủ đầu tư (Trong dự thảo sửa đổi là giấu giáp lai của CĐT).
- Nhật kí được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình.
- Nhà thầu thi công xây dựng, Người giám sát thi công xây dựng (Của CĐT nếu CĐT trực tiếp giám sát hoặc của Nhà thầu giám sát nếu CĐT thuê) phải thường xuyên ghi nhật ký (Trong dự thảo sửa đổi chỉ cần Nhà thầu thi công xây dựng):
+ Diễn biến điều kiện thi công: nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan.
+ Tình hình thi công, nghiệm thu các công việc hàng ngày trên công trường
+ Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng
+ Các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan
IV. Bản vẽ hoàn công (TT 10/2013/TT-BXD)
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công:
+ Bộ phận công trình
+ Hạng mục công trình
+ Công trình xây dựng
Do mình thi công
- Các bộ phận bị che khuất: được lập bản vẽ hoàn công hoặc đo đạc kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo (Theo dự thảo sửa đổi: các bộ phận bị che khất của công trình bắt buộc phải chụp ảnh trong quá trình thi công và trước khi nghiệm thu đồng thời phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được sơ họa hoàn công (đo đạc kích thước thực tế) và phải được Người giám sát thi công của CDDT kiểm tra, xác nhận trước khi tiến hành công tác tiếp theo)
- Lập bản vẽ hoàn công:
+ Nếu kích thước thực tế của công trình, hạng mục công trình không vượt quá sai số cho phép so với kích thước thiết kế: Bản vẽ hoàn công được lập bằng cách phô tô bản vẽ thiết kế và được các bên liên quan đóng dấu và kí xác nhận lên bản vẽ (thường là kí vào mẫu dấu bản vẽ hoàn công (quy định tại Phụ lục 2 - Thông tư 10/2013/TT-BXD hoặc mẫu dấu hoàn công quy định tại Phụ lục 5 - Thông tư sửa đổi) được đóng lên bản vẽ)
+ Nếu thực tế thi công trình, hạng mục công trình có sai khác so với kích thước thiết kế hoặc điều chỉnh thiết kế mà có thể thể hiện trên bản vẽ phô tô từ thiết kê: Bản vẽ hoàn công được lập bằng cách phô tô bản vẽ thiết kế; trên đó thể hiện, ghi chú các sai khác, thay đổi thiết kế và được các bên liên quan đóng dấu và kí xác nhận lên bản vẽ (thường là kí vào mẫu dấu bản vẽ hoàn công (quy định tại Phụ lục 2 - Thông tư 10/2013/TT-BXD hoặc mẫu dấu hoàn công quy định tại Phụ lục 5 - Thông tư sửa đổi) được đóng lên bản vẽ)
+ Trong trường hợp cần thiết, Nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công với thông tin tương tự mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục 2 - Thông tư 10/2013/TT-BXD (hoặc mẫu dấu hoàn công quy định tại Phụ lục 5 - Thông tư sửa đổi)
V Hồ sơ thanh, quyết toán
1. Điều chỉnh hợp đồng: Tôi sẽ trình bày cho các bạn một mục riêng về phần này
2. Hồ sơ thanh, quyết toán: Tôi sẽ trình bày cho các bạn một mục riêng về phần này Nguồn : Sưu tầm cộng đồng mạng
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 - 2014. NGUYỄN DUY ------ NAM ------ - All Rights Reserved. Mẫu cung cấp bởi copy by 2014 .